Giới thiệu

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội được thành lập theo quyết định số 3828/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế Hà Nội.

Tiền thân của trường là 3 trường trước đây:

– Trường Trung học nghề Lương thực Thực phẩm, đóng tại xã Đông Xuân – Huyện Sóc Sơn – thành phố Hà Nội. Trường được thành lập tháng 9 năm 1973

– Trường Nghiệp vụ Vật tư Nông nghiệp, đóng tại thị trấn Văn Giang – huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên. Trường được thành lập tháng 5 năm 1973.

– Trường Trung học nghiệp vụ I, đóng tại phường Trưng Trắc – thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc. Trường được thành lập tháng 12 năm 1959.

I. Vị trí pháp lý
Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục – đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được hưởng chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống trường cao đẳng.
 Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội là đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu (kể cả con dấu nổi), có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng để hoạt động và giao dịch theo quy định của pháp luật.
            Trụ sở chính của Trường đặt tại xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.
            Cơ sở 2 của Trường đặt tại phường Trưng Trắc, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.
            Cơ sở 3 của Trường đặt tại Thị trấn Văn Giang, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.
II. Nhiệm vụ, ngành nghề và quy mô đào tạo
     1. Nhiệm vụ:
            Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
–         Đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn.
–         Bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh và của người lao động.
–         Nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến các nội dung đào tạo của Trường và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ sản xuất, thực hiện đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học và lao động sản xuât nhằm nâng cao chât lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất, kinh doanh.
–         Liên kết hợp tác với các tổ chức: cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong nước và ngoài nước để tổ chức đào đạo và kết hợp đào tạo với nghiên cứu, xản suất, nâng cao chất lượng đào tạo và tăng nguồn thu cho nhà trường.
–         Quản lý tổ chức, viên chức và tài sản của Trường theo phân cấp của Bộ và quy định của nhà nước.
      2. Ngành, nghề đào tạo:
2.1. Các ngành đào tạo trình độ cao đẳng và trình độ trung học chuyên nghiệp:
Đào tạo trình độ cao đẳng: Trường được đào tạo các ngành theo Điều 2, Quyết định số 3828/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 và theo quy định về thủ tục mở ngành đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp: Trường được tiếp tục đào tạo các ngành và chuyên ngành đã được cấp có thẩm quyền cho phép.
2.2. Các nghề đào tạo:
Đào tạo cao đẳng nghề: Trường được phép đăng ký đào tạo các nghề trình độ cao đẳng nghề theo thủ tục quy định kèm theo Quyết định số 72/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đào tạo trung cấp nghề: Trường được tiếp tục đào tạo các nghề trình độ trung cấp nghề đã được cấp co thẩm quyền cho phép.
Trường được mở ngành, nghề đào tạo mới khi có nhu cầu và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội duyệt theo quy chế hiện hành.
 
 
      3. Quy mô đào tạo:
Quy mô đào tạo chính quy các ngành, nghề của Trường từ 4.500 đến 5.000 sinh viên, học sinh.
III. Tổ chức bộ máy của Trường.
     1. Lãnh đạo trường:
– Hiệu trưởng
– Các phó hiệu trưởng
     2. Các phòng chức năng:
– Phòng Đào tạo
– Phòng Hành chính tổ chức
– Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế
– Phòng Tài chính kế toán
– Phòng Công tác sinh viên
– Phòng Quản trị đời sống
– Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng
     3. Các khoa và các bộ môn trực thuộc:
– Khoa Khoa học cơ bản
– Khoa Kinh tế
– Khoa Công nghệ thông tin
– Khoa Công nghệ Lương thực thực phẩm
– Khoa Cơ khí động lực
– Khoa Điện – Điện tử
– Bộ môn Mác – Lênin
     4. Các bộ phận sản xuất, dịch vụ và triển khai công nghệ:
– Trung tâm Bồi dưỡng và Giới thiệu việc làm
– Trung tâm Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Khi có nhu cầu và có đủ điều kiện, Hiệu trưởng nhà trường trình Bộ ra quyết định thành lập các đơn vị sản xuất, dịch vụ và triển khai công nghệ khác.