Quá trình hình thành và phát triển

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ HÀ NỘI
Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà nội thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT được thành lập theo quyết định số 3828QĐ-BGDĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở Trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế Hà nội.
Trụ sở: xã Đông xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: phường Trưng Trắc, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Cơ sở 3: thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Tiền thân của trường là 3 trường trước đây:
– Trường Trung học nghề Lương thực thực phẩm: Đóng tại xã Đông xuân-huyện Sóc Sơn-thành phố Hà Nội. Trường được thành lập tháng 9/1973.
– Trường Nghiệp vụ vật tư nông nghiệp: Đóng tại thị trấn Văn giang-huyện Văn Giang-tỉnh Hưng Yên. Trường được thành lập tháng 5 năm 1973.
– Trường Trung học nghiệp vụ I : Đóng tại phường Trưng trắc-thị xã Phúc Yên-tỉnh Vĩnh Phúc. Trường được thành lập tháng 12 năm 1959.
        
 I. Trường Trung học Lương thực thực phẩm và Vật tư nông nghiệp:
        1. Trường Trung học nghề Lương thực thực phẩm.
– Tiền thân là Trường Công nhân Cơ khí Lương thực và thực phẩm thuộc Bộ Lương thực và thực phẩm, được thành lập theo quyết định số 380/LTTP/LĐ ngày 9/9/1973 của  Bộ lương thực và thực phẩm.
Địa điểm đặt tại xã Đông xuân, huyện Kim anh, tỉnh Vĩnh Phú. (nay là xã Đông xuân, huyện Sóc sơn, thành phố Hà nội).
Nhiệm vụ: Đào tạo và bồi dưỡng công nhân kỹ thuật về các ngành nghề: Tiện, Nguội, Gò, hàn, Vận hành nồi hơi.
Quy mô đào tạo hàng năm: Từ 300-400 học sinh.
          – Năm 1981, Trường trực thuộc Bộ Lương thực và được đổi thành trường Công nhân kỹ thuật lương thực I theo Quyết định số 370/LT ngày 14/5/1981 của Bộ lương thực
          – Năm 1987, Trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Nhiệm vụ: Đào tạo các nghề: Xay xát gạo, Chế biến lương thực, Sửa chữa cân, Nguội sửa chữa, Sửa chữa điện, Sửa chữa xe máy.
                Quy mô đào tạo hàng năm: Từ 500-600 học sinh
         – Năm 1988, trường chuyển về Tổng công ty lương thực Trung ương I (Tổng công ty lương thực miền Bắc hiện nay) quản lý theo Quyết định số 487/NN-TCCB/QĐ ngày 15/10/1998 của Bộ Nông nghiệp và Công nghệp Thực phẩm.
         – Năm 1995, trường được đổi tên thành Trường Trung học nghề lương thực thực phẩm I theo quyết định số 285NN-TCCB/QĐ ngày 24/4/1995 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
Nhiệm vụ: Đào tạo các nghề: Xay xát gạo, chế biến lương thực, sửa chữa cân, nguội sửa chữa, sửa chữa điện, sửa chữa ô tô-xe máy, sửa chữa thiết bị chế biến lương thực thực phẩm, bảo quản kiểm tra chất lượng lương thực thực phảm, nghiệp vụ kinh doanh lương thực thực phẩm.
– Năm 1998 trường chuyển về Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý theo Quyết định số 98/1998/QĐ-TTg ngày 22/5/1998 của Thủ Tướng Chính phủ.
            Quy mô đào tạo hàng năm: Từ 900-1.000 học sinh
     2. Trường Nghiệp vụ Vật tư nông nghiệp
– Tiền thân là Trường Nghiệp vụ Vật tư nông nghiệp trực thuộc Tổng công ty Vật tư nông nghiệp (thuộc Ủy ban nông nghiệp Trung ương), được thành lập theo Quyết định số 165NN-TC/QĐ ngày 11/5/1973 của Uỷ ban nông nghiệp Trung ương.
Địa điểm đặt tại Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Sau đó chuyển về xã Văn Phú, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng. (nay là thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
Nhiệm vụ: Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, quản lý kinh tế, nghiệp vụ kỹ thuật về cung ứng vật tư nông nghiệp cho cán bộ công nhân viên trong ngành về các khâu nghiệp vụ: thu mua, tiếp nhận, vận chuyển, phân phối, bảo quản vật tư nông nghiệp.
           Quy mô đào tạo hàng năm: từ 200-300 học sinh
– Năm 1981 Trường Nghiệp vụ Vật tư nông nghiệp trực thuộc Tổng công ty vật tư nông nghiệp (thuộc Bộ Nông nghiệp) được giao thêm nhiệm vụ và tăng quy mô của trường.
Nhiệm vụ:
Bồi dưỡng cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ trong ngành vật tư nông nghiệp về cung ứng vật tư nông nghiệp.
+ Đào tạo trung học tại chức về cung ứng vật tư nông nghiệp gồm 3 ngành học: kế toán, kế hoạch, nghiệp vụ cung ứng vật tư.
+ Đào tạo công nhân và nhân viên cung ứng vật tư đến bậc 3/6.
Quy mô đào tạo hàng năm: từ 300-400 học sinh.
– Năm 1984 trường được đổi tên thành trường Nghiệp vụ kỹ thuật quản lý vật tư nông nghiệp theo quyết định số 110NN-ĐT/QĐ ngày 12/5/1984 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Sau đó trường được đổi tên thành trường Nghiệp vụ vật tư nông nghiệp thuộc Tổng công ty vật tư nông nghiệp.
           Quy mô đào tạo hàng năm: từ 400- 500 học sinh.
 
      *  Trường Trung học Lương thực thực phẩm và Vật tư nông nghiệp
– Năm 1998 trường Trung học nghề Lương thực thực phẩm và trường Nghiệp vụ vật tư nông nghiệp được hợp nhất và tổ chức lại thành trường Trung học nghề lương thực thực phẩm và vật tư nông nghiệp theo quyết định số 2760QĐ-BNN/TCCB ngày 13/10/1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Trụ sở: xã Đông xuân, huyện Sóc sơn, thành phố Hà nội
Cơ sở 2: xã Văn phú, huyện Châu giang, tỉnh Hưng Yên (nay là thị trấn Văn giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
– Năm 1999 trường được chuyển thành trường Trung học Lương thực thực phẩm và vật tư nông nghiệp theo quyết định số 48/1999-QĐ/BNN-TCCB ngày 13/3/1999 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Nhiệm vụ:
+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trung học kỹ thuật và kinh tế ngành lương thực thực phẩm và ngành vật tư nông nghiệp.
 + Đào tạo, bồi dưỡng, nâng bậc công nhân kỹ thuật cho ngành lương thực thực phẩm và ngành vật tư nông nghiệp.
+ Tham gia nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật liên quan đến các nội dung đào tạo của trường và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước và ngoài nước để kết hợp đào tạo với sản xuất.
+ Liên kết và hợp tác với các tổ chức cơ sở đào tạo, nghiên cứu sản xuất kinh doanh trong nước và ngoài nước để kết hợp đào tạo với sản xuất.
Ngành nghề đào tạo:
           – Hệ TCCN: Chế biến và bảo quản lương thực, Chế biến và bảo quản thực phẩm, Kinh doanh thương mại và dịch vụ, Hạch toán kế toán, Điện công nghiệp và dân dụng, Sửa chữa ô tô-xe máy.
           – Hệ TCN: Bảo quản giao nhận vật tư nông nghiệp, Bảo quản giao nhận lương thực, Mua bán lương thực thực phẩm, Mua bán vật tư, Chế biến nông sản, Sản xuất rượu-bia-nước giải khát, Sửa chữa thiết bị chế biến lương thực thực phẩm, Sửa chữa điện dân dụng và điện xí nghiệp, Vận hành và sửa chữa máy lạnh.
Quy mô đào tạo hàng năm: 1. 500-1.600 học sinh
II. Trường Trung học Nghiệp vụ I:
– Tiền thân là trường Nghiệp vụ thủy lợi thuộc Bộ Thủy lợi, được thành lập ngày 19/12/1959 địa điểm tại Đình chèm, xã Đức thắng, huyện Từ liêm, thành phố Hà nội.
Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường lúc mới thành lập là đào tạo cán bộ nghiệp vụ kinh tế, đào tạo công nhân kỹ thuật và bồi dưỡng kiến thức văn hóa cho cán bộ trong ngành.
– Năm 1964 theo quyết định của Bộ Thủy lợi nhà trường tách thành 3 trường Trường nghiệp vụ và 2 trường dạy nghề trường Công nhân Cơ điện Xuân Hòa và trường CNKT Tàu cuốc.
Thời kỳ 1964-1976, trường đóng tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau đó trường phải đi sơ tán nhiều nơi: xã Đạo đức, huyện Bình xuyên và thôn Bạch trữ, xã Tiến thắng, huyện Yên lãng.
– Năm 1968 do nhu cầu đào tạo cán bộ trong ngành Thủy lợi, Bộ Thủy lợi đã có Quyết định số 129TL-QĐ ngày 9/3/1968 thành lập trường Trung học Nghiệp vụ Thủy lợi.
– Năm 1976, Bộ Thủy lợi thành lập thêm một trường phía Nam, lúc này trường Trung học Nghiệp vụ thủy lợi đổi tên Trường Trung học Nghiệp vụ I đóng tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và một trường Trung học Nghiệp vụ II đóng tại thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
– Tháng 12/1995, sát nhập Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy lợi thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhà trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Nhiệm vụ: Đào tạoKế toán doanh nghiệp, Kế toán ngân sách, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại và dịch vụ, Thống kê nông nghiệp, Tài chính ngân sách xã, Quản lý lao động tiền lương và bảo trợ xã hội, Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bảo quản vật tư nông nghiệp và Tin học nghiệp vụ văn phòng.
Quy mô đào tạo hàng năm: từ 1.100- 1.200 học sinh.
 TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ HÀ NỘI:
 
Trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế Hà nội được thành lập theo quyết định số 4088/QĐ-BNN-TCCB ngày 25/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên cơ sở hợp nhất Trường Trung học Nghiệp vụ I với trường Trung học Lương thực thực phẩm và Vật tư nông nghiệp.
Trụ sở chính: xã Đông xuân, huyện Sóc sơn, thành phố Hà nội
Cơ sở 2: phường Trưng trắc, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Cơ sở 3: thị trấn Văn giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Nhiệm vụ:
Đào tạo cán bộ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và sơ cấp nghề, các ngành nghề kỹ thuật và kinh tế theo quy định.
+ Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động theo yêu cầu của các cơ sở sử dụng lao động hoặc cá nhân người lao động.
+ Tham gia nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến các nội dung đào tạo của trường và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào phục vụ sản xuất.
+ Liên kết và hợp tác với các tổ chức cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh trong nước và ngoài nước để đào tạo và kết hợp đào tạo với sản xuất, tăng nguồn thu cho nhà trường.
Ngành nghề đào tạo:
– Trung cấp chuyên nghiệp: Chế biến và bảo quản lương thực, Chế biến và bảo quản thực phẩm, Kiểm nghiệm chất lượng lương thực thực phẩm, Điện công nghiệp và dân dụng, Sửa chữa ô tô- xe máy, Công nghệ thông tin, Hạch toán kế toán, Tài chính ngân sách xã, Kinh doanh thương mại và dịch vụ, Thống kê, Quản lý lao động, Tiền lương và bảo trợ xã hội.
– Trung cấp nghề: Chế biến nông sản, Chế biến rau quả, Chế biến nước giải khát cô đặc, Sản xuất bánh kẹo, Sản xuất rượu-bia-nước giải khát, Mua bán bảo quản lương thực thực phẩm, Mua bán bảo quản vật tư nông nghiệp, Sửa chữa thiết bị chế biến lương thực thực phẩm, Điện công nghiệp và dân dụng, Sửa chữa Ô tô – xe máy, Gò hàn, Hàn, Điện lạnh, Điện tử công nghiệp, Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Quy mô đào tạo hàng năm: Từ 4.000-4.500 học sinh
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ HÀ NỘI
 
Ngày 29 tháng 5 năm 2009, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà nội được thành lập theo quyết định số 3828/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Ngày 15 tháng 6 năm 2009 Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định số 1634/QĐ-BNN-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà nội.
***
Trải qua quá trình xây dựng và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nhà trường đã đào tạo hơn 35.000 kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ trung cấp và công nhân kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn và thi nâng bậc cho hơn 4.000 học sinh, công nhân. Nhà trường đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
– Nhà trường luôn được được Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ chủ quản trước đây công nhận là Trường tiên tiến xuất sắc. Được Nhà nước tặng thưởng 02 Huân chương lao động hạng Nhất, 02 Huân chương lao động hạng Nhì, 02 Huân chương lao động hạng Ba. Được Thủ tướng Chính phủ 03 lần tặng Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc. Được Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ chủ quản trước đây, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND tỉnh Hưng Yên tặng nhiều Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc.
Nhiều cá nhân được tặng thưởng Huân chương lao động của Nhà nước, Bằng khen của Chính phủ, Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
– Đảng bộ nhà trường luôn được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, 02 lần được Đảng ủy khối Kinh tế Trung ương tặng Bằng khen, 01 lần được Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương tặng Bằng khen. Đảng ủy cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng nhiều giấy khen.
– Công đoàn nhà trường luôn được công nhận là Công đoàn vững mạnh, 03 lần được Tổng liên đoàn Lao động VN tặng Bằng khen, 01 lần được Tổng liên đoàn Lao động VN tặng Cờ thi đua xuất sắc. Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT tặng nhiều Bằng khen.
– Đoàn thanh niên nhà trường luôn được công nhận là Cơ sở đoàn vững mạnh, 08 lần được Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tặng Bằng khen. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan Bộ tặng nhiều Giấy khen.