BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
             TRƯỜNG CAO ĐẲNG
   CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ HÀ NỘI
              ——————————
                Số:   30  /QĐ-ĐT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                             ———————

             Hà nội, ngày  06  tháng  9  năm 2010

QUYẾT ĐỊNH

V/v Ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo hệ Cao đẳng, Cao đẳng liên thông

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ HÀ NỘI

– Căn cứ quyết định số 3828/QĐ-BG&ĐT ngày 29/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà nội;

– Căn cứ quyết định số 1634/QĐ-BNN-TCCB ngày 15/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà nội;

– Căn cứ công văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo;

– Căn cứ biên bản họp Hội đồng nhà trường;

– Xét đề nghị của đồng chí Trưởng phòng Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH:

          Điều1: Ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo hệ Cao đẳng, Cao đẳng liên thông:

1.       Ngành Công nghệ thực phẩm

2.       Ngành Công nghệ thông tin

3.       Ngành Kế toán

4.       Ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử

5.       Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

(Có văn bản kèm theo)
 
 

         Điều 2 : Trưởng phòng Đào tạo, Trưởng phòng HCTC, Kế toán trưởng, Trưởng các phòng, khoa, trung tâm chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

Nơi nhận:

-Như điều 2;

-Lưư VT+ HCTC.

HIỆU TRƯỞNG

         Đã ký
 
 

Tạ Văn Hương

 
 
 
 
 

CHUẨN ĐẦU RA

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG, CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG

(Kèm theo quyết định số: 30 /QĐ- ĐT  ngày 06  / 09  /2010 của

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội )

 

    Ngành:

I. CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

II. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ÔTÔ

III. CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

IV. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
V. KẾ TOÁN

I. NGÀNH ĐÀO TẠO: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

– Tên tiếng anh: Food Technology

– Trình độ đào tạo: Cao đẳng

A.  MỤC TIÊU CHUNG

– Đào tạo cử nhân cao đẳng công nghệ thực phẩm có phẩm chất đạo đức và ý thức phục vụ đất nước, có kiến thức và năng lực làm việc tương xứng với trình độ đạo tạo, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xã hội. Ngoài ra sinh viên có thể tự tạo việc làm theo nhu cầu và năng lực của bản thân.

– Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, những kiến thức chuyên sâu về ngành và chuyên ngành. Trên cơ sở đó định hướng nghề nghiệp phù hợp và đáp ứng nhu cầu nhân sự trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngày càng cao.

– Sinh viên còn có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự học, tiếp tục học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị     trường.

B.        MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Kiến thức:

– Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ chí Minh.

– Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, ngoại ngữ và tin học vào việc tiếp thu kiến thức chuyên môn của ngành.

– Tích luỹ các kiến thức cơ sở ngành để làm nền tảng tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng chuyên môn của ngành đào tạo.

– Vận dụng được kiến thức ngành vào quá trình chế biến, bảo quản các sản phẩm thực phẩm   đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.

– Hiểu biết được những nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động trong sản xuất và trong phòng thí nghiệm.

2. Kỹ năng:

– Thực hiện vận hành được các máy móc thiết bị chế biến các sản phẩm thực phẩm, đảm bảo kỹ thuật và quy trình công nghệ trong các lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.

– Thực hiện được việc đánh giá cảm quan và phân tích chỉ tiêu chất lượng thực phẩm, sử dụng được các máy móc, dụng cụ dùng trong kiểm nghiệm thực phẩm.

– Xây dựng được các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn lao động.

– Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự học, tiếp tục học tập  nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

3. Thái độ

– Có ý thức trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp.

– Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có tinh thần hợp tác trong quá trình làm việc.

– Có ý thức tự học, sẵn sàng tham gia nghiên cứu và tiếp cận công nghệ mới.

– Có ý thức phấn đấu vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp.

4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

– Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng công nghệ thực phẩm, đảm nhận các công việc của cán   bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, trưởng ca, …. ở các dây chuyền sản xuất, chế biến tại các nhà máy, công ty sản xuất chế biến, bảo quản và kinh doanh thực phẩm, các cơ quan kiểm tra chất lượng thực phẩm, các cơ sở nghiên cứu thực phẩm.

– Có thể tự tạo việc làm theo nhu cầu và năng lực của bản thân.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên ra trường có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. NGÀNH ĐÀO TẠO: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ÔTÔ

– Tên tiếng anh: Automative Engineering Technology

– Trình độ đào tạo: Cao đẳng

A. MỤC TIÊU CHUNG

– Đào tạo cử nhân cao đẳng công nghệ Kỹ thuật ôtô có phẩm chất đào tạo và ý thức phục vụ đất nước, có kiến thức và năng lực làm việc tương xứng với trình độ đạo  tạo, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xã hội. Ngoài ra sinh viên có thể tự tạo việc làm theo nhu cầu và năng lực của bản thân.

– Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, những kiến thức chuyên sâu về ngành và chuyên ngành. Trên cơ sở đó định hướng nghề nghiệp phù hợp và đáp ứng nhu cầu nhân sự trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngày càng cao.

– Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự học, tiếp tục học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

B. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1.       Kiến thức

– Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ chí Minh.

– Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, ngoại ngữ và tin học vào việc tiếp thu kiến thức chuyên môn của ngành.

– Tích luỹ các kiến thức cơ sở ngành để làm nền tảng tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng chuyên môn của ngành đào tạo vào quá trình tháo lắp, chẩn đoán bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa phục hồi các chi tiết, cụm chi tiết, các bộ phận của xe ôtô. có khả năng cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng xe ôtô.

– Hiểu biết được những nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động

 2. Kỹ năng

               – Thực hiện được các quá trình tháo lắp, chuẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa phục hồi các chi    tiết, cụm chi tiết, các bộ phận của xe ôtô.

– Sử dụng được các máy móc, thiết bị kiểm tra chẩn đoán bảo dưỡng, sửa chữa, lắp ráp ôtô trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.

– Phân tích, đánh giá được trạng thái kỹ thuật của ôtô.

– Có khả năng cải tiến nâng cao hiệu quả sử dụng xe ôtô

– Xây dựng được các biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong quá trình làm việc.

– Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự học, tiếp tục học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

3. Thái độ

– Có ý thức trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp.

– Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có tinh thần hợp tác trong quá trình làm việc.

– Có ý thức tự học, sẵn sàng tham gia nghiên cứu và tiếp cận công nghệ mới.

– Có ý thức phấn đấu vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp.

4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

– Đảm nhận các công việc của cán bộ kỹ thuật ở các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp ôtô, các cơ sở sửa chữa ôtô, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến ngành công nghệ ôtô.

– Có thể tự tạo việc làm theo nhu cầu và năng lực của bản thân.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên ra trường có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

III. NGÀNH ĐÀO TẠO: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

– Tên tiếng anh: Eleecrical and Electronics Engineering Technology

 – Trình độ đào tạo: Cao đẳng

A.MỤC TIÊU CHUNG

– Đào tạo cử nhân cao đẳng công nghệ Kỹ thuật điện – điện tử có phẩm chất đào tạo và ý thức phục vụ đất nước, có kiến thức và năng lực làm việc tương xứng với trình độ đạo đức, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xã hội. Ngoài ra sinh viên có thể tự tạo việc làm theo nhu cầu và năng lực của bản thân.

– Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, những kiến thức chuyên sâu về ngành và chuyên ngành. Trên cơ sở đó định hướng nghề nghiệp phù hợp và đáp ứng nhu cầu nhân sự trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngày càng cao.

– Sinh viên còn có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự học, tiếp tục học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

B. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1.       Kiến thức

– Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ chí Minh.

– Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, ngoại ngữ và tin học cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn của ngành vào quá trình vận hành thiết bị hệ thống điện – điện tử, tự động hóa, cơ điện tử, thiết kế, lắp đặt các thiết bị hệ thống điện – điện tử

– Hiểu biết được những nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động

2. Kỹ năng

– Vận hành được các máy móc thiết bị hệ thống điện

– Thiết kế, vẽ và mô phỏng mạch điện tử trên máy tính, thi công các mạch điện tử.

– Lập trình điều khiển PLC, xây dựng mạng truyền thông công nghiệp, lập trình các họ vi điều điều khiển, vi mạch số lập trình

– Thiết kế được hệ thống cung cấp điện, động cơ cho nhà máy, công ty

– Kiểm định được chất lượng thiết bị điện và an toàn hệ thống điện.

– Khai thác được phần mềm máy tính dùng cho ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử

– Có khả năng lập trình tự động hoá điều khiển hệ thống điện.

– Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự học, tiếp tục học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường

3. Thái độ

– Có ý thức trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp.

– Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có tinh thần hợp tác trong quá trình làm việc.

– Có ý thức tự học, sẵn sàng tham gia nghiên cứu và tiếp cận công nghệ mới.

– Có ý thức phấn đấu vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp.

 4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

– Đảm nhận các công việc của cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, trưởng ca….., ở    nhà máy chế tạo, sản xuất, sửa chữa thiết bị điện – điện tử, các cơ quan kiểm định chuyên ngành quản lý điện năng, điện tử.

– Có thể tự tạo việc làm theo nhu cầu và năng lực của bản thân

5.Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên ra trường có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

IV. NGÀNH ĐÀO TẠO: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

– Tên tiếng anh: Information Technology

– Trình độ đào tạo: Cao đẳng

A. MỤC TIÊU CHUNG

– Đào tạo cử nhân cao đẳng Công nghệ thông tin có phẩm chất đào tạo và ý thức phục vụ đất nước, có kiến thức và năng lực làm việc tương xứng với trình độ đạo đức, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xã hội. Ngoài ra sinh viên có thể tự tạo việc làm theo nhu cầu và năng lực của bản thân.

– Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, những kiến thức chuyên sâu về ngành và chuyên ngành. Trên cơ sở đó định hướng nghề nghiệp phù hợp và đáp ứng nhu cầu nhân sự trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngày càng cao.

– Sinh viên còn có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự học, tiếp tục học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

B.MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Kiến thức

– Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ chí Minh.

– Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, ngoại ngữ và tin học cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn của ngành.

– Hiểu biết được những nguyên tắc cơ bản về an toàn điện, an toàn dữ liệu và bảo mật              thông tin.

– Hiểu biết được những nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động

2. Kỹ năng

– Quản lý và khai thác có hiệu quả hệ thống máy tính ở các cơ quan, doanh nghiệp , trường học.

– Lập trình được với các phần mềm đã học theo yêu cầu của công việc phụ trách.

– Lắp ráp máy PC, cài đặt phần mềm, bảo trì, sửa chữa được hư hỏng trên máy tính

– Thiết kế cài đặt và quản trị mạng cho hệ thống mạng máy tính của các cơ quan, doanh nghiệp

– Đảm bảo vệ sinh và an toàn lao động.

– Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự học, tiếp tục học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường

3. Thái độ

– Có ý thức trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp.

– Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có tinh thần hợp tác trong quá trình làm việc.

– Có ý thức tự học, sẵn sàng tham gia nghiên cứu và tiếp cận công nghệ mới.

– Có ý thức phấn đấu vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp.

4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

– Đảm nhận được các công việc của cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sửa chữa, chế tạo, kinh doanh, đào tạo, và nghiên cứu thuộc ngành công nghệ thông tin.

– Có thể tự tạo việc làm theo nhu cầu và năng lực của bản thân.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

 Sinh viên ra trường có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

V. NGÀNH ĐÀO TẠO: KẾ TOÁN

– Tên tiếng anh:Acounting

– Trình độ đào tạo: Cao đẳng

A.  MỤC TIÊU CHUNG

– Đào tạo cử nhân cao đẳng Kế toán có phẩm chất đạo tạo và ý thức phục vụ đất nước, có kiến thức và năng lực làm việc tương xứng với trình độ đạo đức, có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu xã hội. Ngoài ra sinh viên có thể tự tạo việc làm theo nhu cầu và năng lực của bản thân.

– Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, những kiến thức chuyên sâu về ngành và chuyên ngành. Trên cơ sở đó định hướng nghề nghiệp phù hợp và đáp ứng nhu cầu nhân sự trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngày càng cao.

– Sinh viên còn có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự học, tiếp tục học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

B. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Kiến thức

– Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ chí Minh.

– Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên, ngoại ngữ và tin học cho việc tiếp thu kiến thức chuyênmôn của ngành

– Hiểu biết về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp.

– Cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp và tham gia vào việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp.

2. Kỹ năng

Thực hiện được việc định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập các loại chứng từ kế toán, ghi chép sổ sách kế toán, tính toán chi phí, thu nhập và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, cũng như các hoạt động tài chính của mọi loại hình doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp.

– Phân tích được hoạt động kinh tế tài chính và đề xuất ý kiến giúp lãnh đạo doanh nghiệp, đơn vị thực hiện quản lý đúng pháp luật, hoạt đông sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

– Sử dụng được máy vi tính để làm kế toán, soạn thảo văn bản, sử dụng được một số phần mềm quản   lý

– Tổ chức được công tác hạch toán kế toán trong sự nghiệp.

– Có  khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự học, tiếp tục học tập nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

3. Thái độ

– Có ý thức trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp.

– Có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, có tinh thần hợp tác trong quá trình làm việc.

– Có ý thức tự học, sẵn sàng tham gia nghiên cứu và tiếp cận công nghệ mới.

– Có ý thức phấn đấu vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp.

4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

– Đảm nhận được chức danh kế toán viên trong các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức tài chính ngân hàng.

– Có thể tự tạo việc làm theo nhu cầu và năng lực của bản thân.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sinh viên ra trường có thể tiếp tục học lên trình độ cao hơn